Đình Hòa Ngãi xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm có lịch sử lâu đời, thờ Thánh Lôi Công, người đã cócông trong kháng chiến chống giặc Lương và được triều đình nhà Lý ban sắc phong. Năm 2000, đìnhđược Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ văn hóa thể thao và du lịch) cấp bằng công nhận di tích lịch sửvăn hóa cấp quốc gia. Trải qua những năm tháng chiến tranh, nhiều hạng mục của ngôi đình đã bị hưhỏng. Đáp ứng nguyện vọng tâm linh của nhân dân địa phương, năm 2010, ngôi đình được đầu tư trùng tu, tôn tạo với kinh phí là 11 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên đây chỉ là một trong số rất ít các ngôi đình được quan tâm đầu tư trùng tu, tôn tạo. Trên trực tếđịa bàn Hà Nam hiện nay có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa bị xuống cấp một cách nghiêm trọng. Đình làng Ngò xã Đức Lý, huyện Lý Nhân là một ví dụ. Với lịch sử hàng trăm năm, hiện nay những chiếc cột bịmọt ăn mòn, trống rỗng, mái ngói cong vênh, xô lệch, tất cả đều có thể rơi xuống bất cứ lúc nào. Ngôiđình làng Ngò không chỉ là nơi sinh hoạt tâm linh của nhân dân mà nó còn là nơi hội họp của các tổ chứcđoàn thể địa phương vì nơi đây vẫn chưa có nhà văn hóa. Mặc dù là di tích lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia từ năm 2001 nhưng đến nay ngôi đình này vẫn chưa được quan tâm bảo tồn một cách xứngđáng đúng với danh hiệu và giá trị của nó.
Hiện nay toàn tỉnh có 1780 di tích lịch sử. Tuy nhiên công tác bảo tồn các di tích gặp những khó khăn nhất định do ngân sách nhà nước cấp cho công tác bảo tồn hạn hẹp. Để khắc phục tình trạng này, nhiềuđịa phương đã chủ động nguồn xã hội hóa nhưng do thiếu đội ngũ cán bộ giám sát, thi công chuyên nghiệp trong công tác quản lý di tích dẫn tới một số di tích chưa bảo đảm chất lượng, thậm chí bị xâm hại nghiêm trọng. Vì vậy, để công tác bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa được bền vững, ngành Văn hóa cần sớm xây dựng kế hoạch nghiên cứu khảo sát, đánh giá đúng thực trạng các di tích, trên cơ sở đó lập quy hoạch tổng thể bảo tồn đối với từng di tích. Đồng thời, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước và đóng góp của nhân dân nhằm từng bước tu bổ, tôn tạo các di tích, góp phần thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch sử văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.