Đinh Công Tráng sinh năm 1842 người thôn Nham Tràng hay còn gọi là làng Trinh xá hay Tràng xá thuộc Thanh Tân Thanh Liêm Hà Nam. Thân phụ của ông là Đinh văn hành- một danh y nổi tiếng nhân từ. Thuwor nhỏ ông theo học và đậu đến Tam trường nhưng ngán cảnh quan trường ông theo cha làm nghề thầy thuốc. Tuy nhiên nhận thấy theo nghề thuốc cũng không chữa nổi cacsi “ ung nhọt" của xã hội lúc bấy giờ. Ông bỏ nghề và làm chức Lý trưởng rồi đắc cử cai tổng với ý muốn có một vị trí trong xã hội để thuận lợi cho việc chống lại cường hào ác bá nhũng nhiễu bảo vệ nhân dân. Ông tự bỏ tiền gia đình để tu tạo đình, chùa, xây văn chỉ, mở mang đạo học, mở chợ Chàng để giao lưu buôn bán và hiến 8 mẫu ruộng cho làng để cày cấy dùng vào công quỹ của làng. Do được dân làng kính trọng thu phục được lòng dân. Từ 1873 thực dân Pháp đánh ra Bắc kỳ chỉ sau 10 ngày ông lập tức kêu gọi văn thân, chiêu mộ nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa. Ông tự bỏ tiền mua sắm vũ khí , cho đắp lũy bùn rơm quanh làng làm chiến lũy đánh giặc. Thắng nhiều trận ở Tràng, Bưởi, Sở Kiện rồi tiến tới giải phóng phủ Bo ( ý Yên) chợ dần ( Vụ Bản) và Phủ Lý. Được vu Tự Đức phong là Hiệp Quản. Sau nhiều trận phối hợp đánh giặc ở Phú họ rồi về giữ thành Sơn Tây, đánh giặc ở Hà Đông, Cầu Giấy Hà Nội sau lại về gây dựng lại phong trào ở Hà Nam, Nam Định. Nghĩa quân hoạt động mạnh ở Lý Nhân, Vụ Bản, Bình Lục và tham gia giữ thành Nam Định. Năm 1885 sau khi thành Huế thất thủ. Tướng Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên chiến khu Tân Sở thuộc quảng Trị ban dụ Cần Vương kêu gọi toàn dân kháng chiến. Hưởng ứng lời hiệu triệu. Tháng 2 năm 1886 Đinh Công Tráng cùng các nghĩa sỹ chọn vùng đất ba làng là ; Mậu Thịnh, Thượng Thọ và Mỹ Khê 9 vì mỗi làng có một ngôi đình, từ làng này có thể nhìn thấy hai đình của làng kia nên gọi là căn cứ Ba Đình, thuộc huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa làm căn cứ kháng chiến lâu dài. Đinh Công Tráng trực tiếp chỉ huy, xây dựng thành lũy bằng rơm bùn nhồi vào rọ đất tạo nên một kiểu thành lũy độc đáo. Từ đây nghĩa quân tỏa đi các nẻo kiểm soát các tuyến giao thông quan trọng, phục kích các đoàn xe vận tải của đối phương đi lại trên con đường bắc- nam.Gây nỗi khiếp sợ cho thực dân Pháp. Nhưng cũng chính vì thế mà căn cứ trở thành tâm điểm bị thực dân Pháp quyết tâm đánh phá. Với tương quan lực lượng không cân sức, sau nhiều trận giao tranh cam go khốc liệt. Tháng 1 năm 1887 Đinh Công Tráng cho quân rút về Mã Cao. Bị Pháp tấn công dữ dội. Đinh công Tráng rút về Nghệ An và hy sinh trong một trận chiến đấu ở Trung Yên thuộc huyện Đô Lương- Nghệ An. Đó là ngày 5/10/1887. Cuộc khởi nghĩa Ba Đình và thủ lĩnh Đinh Công Tráng được lịch sử đánh giá cao. Chính người Pháp đã phải thừa nhận giai đoạn 1886-1887 cuộc công hãm Ba Đình là quan trọng nhất. Thu hút nhiều quân lực và làm cho các cấp chỉ huy quân Pháp lo ngại nhiều nhất.
Chính từ các sự kiện gắn liền với thủ lĩnh Đinh Công Tráng đã đưa tên tuổi và tên đất tên làng quê hương ông vào lịch sử đấu tranh giành độc lập của nước nhà. Sau này để tưởng nhớ tới sự kiện này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn lấy tên Ba Đình đặt cho Quảng trường tại thủ đô Hà Nội, nơi đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh nhước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Tên Ba Đình còn được chọn đặt tên cho hội trường Quốc Hội, một quận của thủ đô Hà Nội, một xã của huyện Nga Sơn, một phường của thành phố Thanh Hóa. Tên của thủ lĩnh Đinh Công Tráng cũng được lấy để đặt tên cho nhiều đường phố ở nhiều nơi trong cả nước và ở Hà Nam là tên đường phố ở thành phố Phủ Lý, thị xã Duy Tiên và tên trường học của huyện Thanh Liêm. Để tưởng nhớ công lao người anh hùng áo vảicó nhiều công lao với dân với nước nên đã xây dựng đền thờ ông trên chính căn cứ chống Pháp. Cách nhà riêng của ông khoảng 200 m. Vị trí đền thờ được dựng trên nền đình làng trước kia. Đến năm 1966 đền được di chuyển về phía trong làng Nham Tràng.
Hàng năm vào các ngày 15/ giêng và ngày 05/10 là ngày sinh và ngày mất của thủ lĩnh Đinh Công Tráng và ngày 20/10 âm lịch làng Nham Tràng đều tổ chức các hoạt động tưởng nhớ và tri ân công lao của thủ lĩnh và các vị thành hoàng làng. Trong ngày hội làng có các hoạt động tế lễ và các trò chơi văn hóa, văng nghệ như đua thuyền, hát chèo, bóng chuyền, cờ người.... Ngoài ra, trong mỗi mùa tuyển quân trong ngày hội giao quân hàng năm, hội đồng nghĩa vụ huyện đều tổ chức đoàn rướ đuốc truyền thống từ đền thờ Đinh Công Tráng tới lễ giao quân với hy vọng ngọn lửa nhiệt huyết cách mạng của người anh hùng áo vải năm xưa sẽ tiếp tục truyền lại cho các thế hệ tân binh hôm nay góp thêm sức mạnh cho những người lính hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ quê hương đất nước. Với những giá trị to lớn chứa đựng trong di tích này. Năm 2021 UBND tỉnh Hà Nam đã có quyết định xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh loại hình lịch sử lưu niệm danh nhân và giao cho chính quyền và nhân dân địa phương bảo tồn lưu giữ để di tích trở thành điểm đến giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần yêu nước, nhiệt huyết cách mạng cho các thế hệ mai sau./.