Trang trại trồng nấm ăn, nấm dược liệu của anh Vũ mạnh Trung sinh năm 1990 ở thôn Trung Thành xã Thanh Thủy huyện Thanh Liêm Hà Nam đã được anh dày công gây dựng từ 6 năm nay. Anh Trung cho biết, anh vốn học ngành Quản trị Đại học Nội Vụ nhưng sau khi tốt nghiệp về quê anh lại theo đuổi và đam mê cây Nấm. Sau khi theo học một khóa tại Viện di truyền Việt Nam anh trở về quê thuyết phục bố mẹ cho mình xây dựng trang trại này. Ban đầu trang tại của anh chỉ nhỏ bé mấy trăm mét vuông, thiếu thốn đủ bề và chưa có kinh nghiệm. Nắm trồng bị chết hàng loạt phải đổ đi hoặc trồng ra thì tiêu thụ ở địa phương rất khó, bởi dân ở quê còn chưa quen sử dụng loại thực phẩm này. Thêm vào đó, vì địa thế nhà anh nằm ven sông Đáy, gần bãi khai thác đá của doanh nghiệp nên hễ mưa to là nghập lụt, nắng thì bụi mù mịt, đường giao thông nhỏ hẹp...vô vàn khó khăn. Trong khi cây Nấm thuộc hàng rau sạch yêu cầu rất khắt khe về môi trường, không khí, độ ẩm và nước tưới. Những khó khăn đó đã khiến anh và gia đình rất vất vả vật lộn để có thể vượt qua. Bố mẹ đã từng khuyên anh chuyển nghề theo một hướng khác cho đỡ vất vả và rủi ro nhưng anh vẫn quyết tâm theo đuổi và tìm tòi học hỏi kinh nghiệp. Tự tìm kiếm tài liệu và tham khảo các trang trại ở nhiều nơi. Sau đó là tìm kiếm thị trường, thuê mượn thêm đất của các hộ xung quanh để mở rộng diện tích.
Qua tìm hiểu được biết hiện mô hình trồng nấm của anh Trung có có số vốn đầu tư khoảng 500 triệu đồng. Trong đó anh được vay vốn khởi nghiệp từ NH CSXH 50 triệu đồng, vốn nước sạch 20 triệu đồng. Còn lại là vốn gia đình tự huy động. Với diện tích trên 1000m2 được chia thành nhiều khu riêng biệt để dễ chăm sóc. Để chống lụt lội anh phải đầu tư các kệ sắt để giá thể nấm lên cao. Thiết kế màng che bụi và ngăng côn trùng, dùng nước giếng khoan lọc theo kiểu truyền thống để phun tưới hàng ngày. Ngoài ra, anh còn xây dựng lò hấp tiệt trùng giá thể, máy ép bịch ươm nấm, thuê thường xuyên 3 nhân công. Chưa kể thêm lao động thời vụ. Hiện trang trại của anh đang sản xuất các loại nấm sò tím, sò trắng, nấm bào ngư, nấm Linh chi, nấm rơm, nấm mộc nhĩ... các sản phẩm tùy thuộc theo mùa. Anh cũng đã liên kết được các bạn hàng gần xa để tiêu thụ sản phẩm với giá bán ổn định. Đối với nấm ăn dao động từ 20 đến 30 nghìn đồng/kg; nấm dược liệu như Linh Chi có giấ 1 triệu đồng/kg. Nấm mộc nhĩ 135 nghìn đồng/kg. Trù chi phí mỗi năm có thể thu lãi từ 500 đến 600 triệu đồng. Mong muốn của anh là có thể tiếp cận được nguồn vốn vay nhiều hơn để tích tụ thêm ruộng đất. Được hỗ trợ của ngành chức năng để có thể đăng ký thương hiệu cho sản phẩm của mình. Ngoài ra anh còn ấp ủ dự định, nếu có thêm diện tích sẽ mở thêm cửa hàng giới thiệu sản phẩm và phát triển thêm khu tái chế phụ phẩm sau khi khai thác nấm để trồng rau an toàn cung cấp ra thị trường, Đánh giá về mô hình phát triến kinh tế của anh Trung chị Lưu thị Linh BT đoàn xã Thanh Thủy cho biết: Đồng chí Trung vừa là một cán bộ đoàn cơ sở năng động vừa tích cực phát triển kinh tế gia đình. Mô hình của đ/c Trung là mô hình hiệu quả, mặc dù vốn vay từ các tổ chức tín dụng chưa nhiều nhưng đ/c đã từng bước khắc phục vượt qua khó khăn sản xuất ổn định. Đây cũng là mô hình được Đoàn xã rất quan tâm và mong muốn nhân rộng. Vì hiệu quả của mô hình không chỉ nâng cao thu nhập cho hộ gia đình đ/c Trug mà còn góp phần lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm của đoàn viên thanh niên ra cộng đồng. Đặc biệt là các bạn trẻ học tập noi theo.
Có thể nói, mỗi người đều có điểm xuất phát khác nhau nhưng thành công hay không còn tùy thuộc rất nhiều vào quyết tâm và ý chí vươn lên của bạn. Tấm gương khắc phục khó khăn của anh Vũ Mạnh Trung có thể chưa phải là xuất sắc nhưng rất đáng để mỗi chúng ta, đặc biệt là các bạn trẻ học tập. Tại sao cứ phải bươn chải lập nghiệp nơi thành thị trong khi quê hương đang chờ bạn và luôn dang tay đón bạn trở về. Đem sức mình xây dựng chính quê hương mình chẳng phải rất ý nghĩa sao!