Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thanh Liêm: Ngân hàng chính sách Tổ chức giao dịch xã trong giai đoạn cao điểm phòng, chống dịch COVID-19

Tin tức - Sự kiện Ngân hàng Chính sách Xã hội  
Thanh Liêm: Ngân hàng chính sách Tổ chức giao dịch xã trong giai đoạn cao điểm phòng, chống dịch COVID-19
Thực hiện Công văn số 1030/UBND-KGVX ngày 03/5/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam về việc nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh;


     Thực hiện Công văn số 3737/NHCS-TDNN ngày 16/4/2021 của Tổng Giám đốc NHCSXH về công tác phòng, chống dịch COVID 19 trong tổ chức hoạt động giao dịch xã; Kế hoạch số 424/KH- NHCS ngày 06/5/2021 của Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Nam về Kế hoạch tổ chức hoạt động giao dịch xã trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19;

Nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng và cán bộ Ngân hàng, thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác phục vụ sản xuất kinh doanh, khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ổn định cuộc sống. 

Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Liêm phối hợp với UBND các xã/thị trấn trên địa bàn xây dựng phương án tổ chức Phiên giao dịch của Ngân hàng tại UBND các xã/thị trấn trong tháng 5/2021 như sau:

1. Đối với Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Liêm

- Bố trí cán bộ, trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động, vật tư phòng, chống dịch để phục vụ tốt cho công tác giao dịch tại UBND xã.

- Phân bổ thời gian đến UBND xã để giao dịch cụ thể cho từng Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) và các thành viên của Tổ theo từng Hội, đoàn thể để hạn chế tập trung đông người .

- Giao nhiệm vụ cho cán bộ tín dụng theo dõi địa bàn (Tổ trưởng Tổ giao dịch xã):

+ Trực tiếp thông báo cho từng Hội đoàn thể, tổ trưởng Tổ TK&VV về thời giao giao dịch để Hội, đoàn thể, tổ trưởng Tổ TK&VV thông báo tới các tổ viên của Tổ có nhu cầu giao dịch biết, thực hiện. 

+ Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong điều hành, kiểm soát toàn bộ hoạt động của Tổ giao dịch xã, tham mưu cho UBND cấp xã chỉ đạo các thành phần có liên quan phối hợp với cán bộ ngân hàng thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19.

+ Tùy tình hình thực tế tại phiên giao dịch xã, chủ động bố trí, phân công cán bộ tham gia giao dịch tại xã và huy động các thành phần có liên quan tham gia vào việc đảm bảo an toàn trong giao dịch, thực hiện tốt việc phòng, chống dịch Covid-19 cho khách hàng đến giao dịch, các thành phần có liên quan.

+ Chủ động phối hợp với các tổ chức Hội nhận ủy thác điều phối số lượng người tham gia giao dịch theo thời gian đã thông báo.

+ Báo cáo kịp thời tình hình hoạt động, kết quả giao dịch tại điểm giao dịch xã cho Chủ tịch UBND cấp xã và lãnh đạo cơ quan để có hướng xử lý, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh

- Tại phiên giao dịch xã, Phòng giao dịch NHCSXH huyện giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Tổ giao dịch xã, đảm bảo công tác giao dịch được kiểm soát qua 2 vòng: 

+ Vòng 1: Tổ trưởng Tổ giao dịch xã kiểm soát, 01 cán bộ tham gia giao dịch có nhiệm vụ sắp xếp, hướng dẫn khách hàng, người dân đến liên hệ công việc và các thành phần có liên quan phải đeo khẩu trang đúng cách trong suốt quá trình giao dịch, sát khuẩn tay và trực tiếp đo thân nhiệt cho khách hàng trước khi vào giao dịch, đồng thời kiểm soát để đảm bảo không tập trung quá 20 người trong Hội trường/Phòng làm việc. 

+ Vòng 2:  Kiểm soát viên và giao dịch viên thực hiện vệ sinh, khử khuẩn các bề mặt bàn ghế, máy vi tính, máy in, máy tính cá nhân, máy đếm tiền, máy soi tiền… trước khi giao dịch; thực hiện đeo khẩu trang trong suốt quá trình giao dịch,  đảm bảo giữ khoảng cách giữa khách hàng với khách hàng và khoảng cách giữa khách hàng với cán bộ ngân hàng. Mỗi giao dịch viên giao dịch trực tiếp không quá 01 khách hàng và giải quyết, xử lý nghiệp vụ nhanh gọn, chính xác để giải phóng khách hàng. 

- Về công tác giao ban của Ngân hàng với Hội đoàn thể và ban quản lý Tổ TK&VV, phòng giao dịch thực hiện theo hình thức thông báo nội dung giao ban bằng văn bản tới các thành phần theo quy định.

2. Đối với UBND các xã/thị trấn 

Bố trí thời gian, địa điểm phục vụ giao dịch, phối hợp với Phòng giao dịch NHCSXH huyện đảm bảo an ninh, an toàn và công tác phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

3. Đối với Hội, đoàn thể và Ban quản lý Tổ TK&VV

- Đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV đến giao dịch theo lịch đã thông báo.

- Phối hợp với Ban quản lý Tổ TK&VV thông báo, yêu cầu người dân và khách hàng vay vốn không đến điểm giao dịch xã khi có một trong các triệu chứng: ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp...

- Ban quản lý Tổ TK&VV phải tuân thủ theo sự bố trí, sắp xếp về thời gian giao dịch, giữ khoảng cách, đeo khẩu trang trong suốt thời gian giao dịch, thông báo cho các thành viên của Tổ có nhu cầu giao dịch với ngân hàng bố trí thời gian đến giao dịch theo đúng lịch do Ngân hàng đã thông báo để đảm bảo giãn cách và không tập trung đông người.

 

       Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, NHCSXH huyện Thanh Liêm luôn xác định rõ trách nhiệm phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt, cập nhật tình hình dịch bệnh và chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh Hà Nam, UBND huyện Thanh Liêm và NHCSXH các cấp; rà soát để không ngừng hoàn thiện và tổ chức thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch trong phạm vi quản lý cho phù hợp với tình hình dịch bệnh và quy định của Ban chỉ đạo địa phương.

Căn cứ tình hình dịch bệnh, chỉ đạo của Chính quyền các cấp, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại địa phương, NHCSXH huyện Thanh Liêm báo cáo Trưởng Ban đại diện HĐQT- NHCSXH huyện và phối hợp với UBND các xã/thị trấn để tổ chức thực hiện giao dịch/dừng giao dịch/đổi lịch giao dịch theo quy định.

 

       Cùng với đó NHCSXH huyện luôn quan tâm tuyên truyền, quán triệt đến từng cán bộ, người lao động tuyệt đối không lơ là, chủ quan, nêu cao ý thức và trách nhiệm vì sức khỏe cộng đồng và cá nhân; vận động người thân nâng cao ý thức tự bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng, thực hiện nghiêm yêu cầu 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang. Tăng cường các biện pháp, trang bị công cụ, dụng cụ và điều kiện trong phòng, chống dịch nhằm bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của cán bộ, người lao động.

Bên cạnh việc phòng, chống dịch NHCSXH huyện Thanh Liêm còn tiếp tục chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị- xã hội nắm bắt mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của khách hàng vay vốn để thực hiện các giải pháp hỗ trợ kịp thời, nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn; hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác duy trì sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần ổn định tình hình tại địa phương.