Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Bắp niễng- Triển vọng cây trồng mới trên đồng đất Liêm Cần

Thông tin cần biết  
Bắp niễng- Triển vọng cây trồng mới trên đồng đất Liêm Cần
Được hội Nông dân xã Liêm Cần giới thiệu chúng tôi đến thăm mô hình trồng Nấm của gia đình chị Nghiêm Thị Thuỷ và anh Trần Quanh Chỉnh ở thôn Vực Trại Nhuế. Một trong số ít những mô hình  sản xuất khép kín, quy mô lớn với đa dạng sản phẩm được duy trì hiệu quả trên địa bàn từ hàng chục năm nay.
302.jpg

 Khởi nghiệp với nghề trồng nấm từ năm 2013 cùng rất nhiều hộ gia đình trong dự án trồng Nấm của Hội Nông dân xã Liêm Cần. Đến nay cơ sở trồng Nấm của vợ chồng chị Nghiêm Thị Thuỷ và anh Trần Quanh Chỉnh đã có một chặng đường đủ dài với nhiều cung bậc thăng trầm khác nhau và là một trong số ít cơ sở không chỉ duy trì mà còn mở rộng quy mô sản xuất cũng như đa dạng sản phẩm cung cấp ra thị trường. Khi được hỏi về cơ duyên đến với nghề trồng nấm Chị Thuỷ chia sẻ với chúng tôi: Tôi thấy thích làm nghề này, thứ nhất là tận dụng rơm rạ ngoài đồng, thứ hai nữa là tạo việc làm cho lao động nông nhàn ở địa phương. Tôi lên Viện Di truyền học và mua giống về làm. Hồi đầu tôi thuê đất sau được các cấp tạo điều kiện cho chuyển đổi và được Hội Nông dân xã tín chấp với ngân hàng Chính sách cho vay vốn mở rộng sản xuất ổn định như thế này.

Thời gian đầu khi mới trồng, chị Thuỷ gặp không ít khó khăn về nguồn vốn, địa điểm sản xuất và đầu ra cho sản phẩm. Sau khi được hội Nông dân và Ngân hàng CSXH giúp đỡ anh chị mạnh dạn mở rộng mô hình với các loại sản phẩm khác như nấm Linh Chi, Hoàng đế, nấm sò, mộc nhĩ… Mùa nào thức ấy để có sản phẩm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng và cũng tận dụng cơ sở vật chất đã đầu tư. Đến nay, anh chị đã thuê thêm đất, đầu tư quay vòng khoảng 500 triệu đồng tiền vốn gia cố nhà xưởng, mua máy băm rơm, máy trộn nguyên liệu, kệ sắt, máy đóng bịch, lò hấp tiệt trùng, nguyên liệu như mùn cưa, rơm…trên diện tích hơn 1000m2. Thuê thêm nhân công thời vụ ở địa phương, tổ chức sản xuất quy trình khép kín từ phối trộn nguyên liệu, đóng bịch đến thu hái đến sơ chế sản phảm.

 Hiện gia đình chị đã làm chủ quy trình sản xuất nấm từ khâu nhập nguyên liệu đến phối trộn, đóng bịch, hấp tiệt trùng, muôi trồng và sơ chế sản phẩm. Tuỳ loại có thể xuất bán tươi hay khô. Mùa nào thức ấy và vẫn có thời gian cho giống nghỉ, đảm bảo đúng quy trình. Theo chị chia sẻ, mỗi năm ra đình thu khoảng 01 tạ nấm Linh Chi khô, 02 tạ mộc nhĩ khô, nấm rơm, nấm sò tươi thì tính hàng chục tấn. Sản phẩm đóng gói đến đâu có khách đến nhà lấy hết đến đó, không đủ hàng để bán.  Riêng đối với nấm Linh Chi  là loại dược liệu đòi hỏi kinh nghiệm trồng và chăm sóc nghiêm ngặt.  Để nấm có chất lượng tốt nhất, các khâu chăm sóc phải tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng quy trình như, nhiệt độ luôn phải bảo đảm từ 20 – 30 độ C, độ ẩm phải đạt từ 70 – 90%, điều kiện ánh sáng phải đủ để nấm linh chi phát triển đồng đều. Chị Thủy thường xuyên phải phun sương, theo dõi thậm trí còn bắt sâu cho nấm… Để giải quyết đầu ra sản phẩm, gia đình chị Thủy đã đầu tư máy hút chân không, tập trung cải tiến mẫu mã bao bì, chú trọng nâng cao chất lượng, tăng cường quảng bá trên mạng xã hội... để thu hút khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ. Về nguyên liệu đầu vào sản xuất các loại nấm gia đình thường nhập mùn cưa của các loại gỗ mềm như bồ đề, cao su tận Tuyên Quang, rơm rạ ở địa phương… ủ với bột cám gạo, ngô, tuyệt đối không sử dụng thuốc nên hoàn toàn không có độc tố. Giá thành sản phẩm nấm linh chi bán ra thị trường từ 700 – 1 triệu đồng/kg; mộc nhĩ khô 200 nghìn đồng/ kg; nấm rơm, nấm sò tuỳ theo mùa. Vào mùa thu hoạch chị Thủy thuê thêm 5 lao động, lương dao động khoảng 4 - 5 triệu đồng/người/vụ. Ngoài ra, mỗi năm cơ sở của gia đình còn cung cấp bịch giống cho 02 cơ sở trồng nấm trên địa bàn tỉnh với số lượng khoảng 5000 bịch với giá bán 7000 đồng/bịch. Chị cũng luôn sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc nấm cho những hộ dân có nhu cầu.Trừ chi phí cơ sở đạt doanh thu khoảng 20 triệu đồng/ tháng.  Ông Nguyễn Mạnh Dự, Chủ tịch Hội Nông dân xã Liêm Cần phấn khởi chia sẻ với chúng tôi về hiệu quả của mô hình : Làm gì thì làm cũng phải có đam mê, gia đình chị Thủy là người đam mê phương pháp và cây trồng mới, sau khi được đi học tập khoa học kỹ thuật về chị bắt tay vào làm. Nói chung trồng nấm tuy không phải lội ruộng nhưng rất vất vả như ăn cơm đứng vậy, sớm tối tỷ mẩn nhưng so với trồng lúa thì hiệu quả cao hơn nhiều lại tạo việc làm cho lao động nông nhàn, đặc biệt là những lao động quá tuổi không đi làm công ty hay lao động nặng nhọc trên đồng ruộng. Chúng tôi rất tự hào có hội viên năng động như vậy nên Hội và các ngành đều quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt để hộ gia đình chị Thủy duy trì phát triển mô hình.

Với niềm say mê lao động, ham học hỏi, cùng với sự đồng hành của Hội Nông Dân các cấp, ngân hàng CSXH chị Nghiêm Thị Thuỷ đã vượt qua khó khăn, từng bước khởi nghiệp thành công với mô hình trồng nấm của mình. Không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho gia đình mà còn tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động tại địa phương. Nhiều năm qua chị Thuỷ là một trong những hộ sản xuất kinh doanh giỏi điển hình của địa phương được các cấp biểu dương khen thưởng Niềm vui được nhân lên khi mới đây sản  phẩm nấm Sò dược liệu của chị Nghiêm Thị Thủy đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp huyện và đạt tiêu chuẩn VietGAP. Sản phẩm Nấm Linh Chi đang tiếp tục đề nghị công nhận. Đây là tiền đề tốt để sản phẩm của anh chị nâng tầm chất lượng và vươn xa phục vụ người tiêu dùng mọi miền đất nước, nâng cao thu nhập cho gia đình./.​